Di sản Tôn giáo Sumer

Người Akkad

Bức phù điêu bằng đá của người Assyria từ đền thờ Ninurta tại Kalhu, cho thấy một vị thần cầmi những tia sét truy đuổi Anzû, kẻ đã đánh cắp Phiến đá Định mệnh từ Thánh địa của Enlil[10]:142 (Austen Henry Layard Monument of Nineveh, Seri 2, 1853)

Người Sumer đã có một quá trình trao đổi ngôn ngữ và văn hóa qua lại với dân tộc Semit Akkad ở miền bắc Lưỡng Hà trong nhiều thế hệ trước khi Sargon của Akkad xâm lược lãnh thổ của họ vào năm 2340 trước Công nguyên. Thần thoại và thực hành tôn giáo của người Sumer đã nhanh chóng được dung hợp vào văn hóa Akkad.[31] Nhiều vị thần Sumer đã phát triển thành các phiên bản Akkad tương đương. Một số thì vẫn gần như giữ nguyên cho đến thời kỳ Babylon và Assyria. Ví dụ, vị thần Sumer An đã trở thành Anu của Akkad; Enki trở thành Ea. Các vị thần Ninurta và Enlil giữ nguyên tên gốc Sumer của họ.  

Người Babylon

Dân tộc Amorite của Babylon đã giành quyền thống trị ở miền nam Mesopotamia vào giữa thế kỷ 17 trước Công nguyên. Trong thời kỳ Cựu Babylon, ngôn ngữ Sumer và Akkad được giữ gìn cho mục đích tôn giáo; phần lớn các tài liệu thần thoại Sumer được các nhà sử học biết đến ngày nay xuất phát từ Thời kỳ Cựu Babylon,[2] dưới dạng các văn bản Sumer được phiên âm (đáng chú ý nhất là phiên bản Babylon của Sử thi Gilgamesh) hoặc dưới dạng văn học thần thoại Babylon ảnh hưởng bởi Sumer và Akkad (đáng chú ý nhất là Enûma Eliš). Hệ thống thần linh Sumer-Akkad đã bị thay thế, đáng chú ý nhất là với sự xuất hiện của một vị thần tối cao mới, Marduk. Nữ thần Sumer Inanna cũng đã được đồng hóa thành phiên bản tương đương Ishtar trong Thời kỳ Babylon cổ đại.

Người Hurri

Người Hurri đã đưa vị thần Akkad Anu vào hệ thống thần linh của mình vào khoảng năm 1200 trước Công nguyên. Các vị thần Sumer và Akkad khác dung hợp với hệ thống thần Hurri bao gồm Ayas, tương đương với Ea; Shaushka, tương đương với Ishtar; và nữ thần Ninlil.[32]

Tương đồng trong các tôn giáo khác

Một số câu chuyện được ghi lại trong các phần cũ của Kinh thánh tiếng Do Thái có những điểm tương đồng mạnh mẽ với những câu chuyện trong thần thoại Sumer. Ví dụ, câu chuyện Nô-ê và trận đại hồng thủy tương tự như huyền thoại người sống sót của Sumer.[33]:97–101 Địa phủ Do Thái Sheol rất giống với mô tả của người Sumer về Kur, được cai trị bởi nữ thần Ereshkigal, cũng như địa phủ của người Babylon Irkalla. Học giả Sumer Samuel Noah Kramer cũng đã lưu ý những điểm tương đồng giữa nhiều "tục ngữ" của người Sumer và Akkad và những câu tục ngữ tiếng Do Thái sau này, nhiều trong số đó được viết trong Sách Châm ngôn.[34]:133–135

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tôn giáo Sumer //www.amazon.com/dp/B000S97EZ2 http://booksandjournals.brillonline.com/content/jo... http://mi.byu.edu/publications/books/?bookid=21&ch... http://faculty.gordon.edu/hu/bi/Ted_Hildebrandt/OT... http://oracc.museum.upenn.edu/amgg/ http://oracc.museum.upenn.edu/amgg/listofdeities/a... http://oracc.museum.upenn.edu/amgg/listofdeities/a... http://wsu.edu/~dee/MESO/SUMER.HTM http://www.ancient.eu/article/701/ http://home.comcast.net/~chris.s/hittite-ref.html#...